VIEN THONG K39 - DH GTVT CS II
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham vọng sản xuất chip IC tại TP. HCM (phần 1)

Go down

Tham vọng sản xuất chip IC tại TP. HCM (phần 1) Empty Tham vọng sản xuất chip IC tại TP. HCM (phần 1)

Bài gửi by Admin Wed Sep 19, 2007 10:11 am

Lâu nay con chip IC là một thứ thật quen thuộc với giới Điện tử Việt
Nam, nó có mặt trong mọi sản phẩm điện tử. nhưng để biết bên trong nó
như thế nào thì chắc chắn rất ít ai quan tâm.

Chằng lẽ ngành điện tử của người Việt chúng ta chỉ mãi dậm chân tại chỗ
ở việc sản xuất những thiết bị điện tử hoàn toàn nhập linh kiện từ một
nước khác.

Lực lượng trí thức của người Việt hiện nay, thừa tư duy để tham gia vào
quá trình thiết kế nên những chíp IC sử dụng trong các thiết bị công
nghệ cao cấp. thậm chí chúng ta còn đủ khả năng để sản xuất ra các chíp
điện tử. chuyện này không còn là chuyện viễn tưởng đối với nền công
nghiệp điện tử Việt Nam.

Vấn đề còn lại là chúng ta phải có người khởi xướng đứng ra tiên phong
trong lãnh vực này, nhằm đưa nền công nghiệp Điện tử Việt Nam không tụt
hậu so với thế giới.



Lịch sử hình thành và quá trình phát triển mạch điện tử tích hợp (IC)

Năm 1947 (được coi là năm gốc - năm 0 của ngành bán dẫn) khi Shockley,
Brattain và Bardeen thuộc phòng thí nghiệm Bell của Mỹ đã phát minh ra
Transistor. Bởi phát minh quan trọng này ba nhà khoa học đã đạt giải
Nobel Vật lý năm 1956.

Năm 1952, đơn tinh thể silicon được sản xuất; nhà khoa học người Anh
Geoffrey W.A Dummer công bố khái niệm về mạch tích hợp (IC) ngày 7
tháng 5 năm 1952 tại Washington D.C, nhưng vào năm 1956 Dummer đã không
thành công khi thử nghiệm xây dựng mạch tích hợp.



Năm 1958, mạch tổ hợp được phát minh. Tháng 7 năm 1958 Jack Kilby vào
làm tại Texas Instruments, ngày 24 tháng 7, Kibly có một ghi chú quan
trọng là “các linh kiện như điện trở, tụ điện và transistor nếu được
làm từ cùng một vật liệu thì hoàn toàn có thể tạo ra các mạch điện trên
cùng một phiến đế gọi là chip”. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1958 Kibly đã
xây dựng một IC dao động đơn giản gồm 5 linh kiện được tích hợp và đăng
ký phát minh mang tên “Miniaturied electronic circuit” vào năm 1959,
với đóng góp quan trọng này Kibly đã nhận giải Nobel Vật lý cùng hai
nhà khoa học khác.



Năm 1959, công nghệ Planar ra đời, cho phép tích hợp các linh kiện trên
một phiến bán dẫn với tỷ lệ tích hợp cao. Phát minh của Kibly có hạn
chế là các thành phần mạch riêng lẻ được nối với nhau bằng dây vàng do
vậy rất khó linh hoạt về tỷ lệ tích hợp khi IC có độ phức tạp cao. Năm
1958 nhà vật lý người Thụy Sỹ, Jean Hoerni đã phát triển cấu trúc
chuyển tiếp PN trên đế silicon, tromg đó, một lớp mỏng oxit silic được
dùng để cách ly và được ăn mòn tạo điểm tiếp xúc có thể nối ra ngoài.
Nhà vật lý người Czech, Kurt Lehovec đã phát triển công nghệ sử dụng
lớp chuyển tiếp PN để cách điện. Robert Noyce đã có ý tưởng chế tạo
mạch tích hợp bằng cách kết hợp các công nghệ của Hoerni và Lehovec,
làm bay hơi một lớp kim loại mỏng lên trên các lớp oxit silic, lớp kim
loại này sẽ nối các điểm mạch và được ăn mòn theo các đường mạch định
trước.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 27
Age : 43
Location : Ho Chi Minh City , Vietnam
Registration date : 17/09/2007

https://telecom39.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết